Trong thư tịch y học cổ truyền dân tộc Việt Nam, bộ sách Nam dược thần hiệu do Hòa thượng Bản Lai bổ sung và in lại năm 1761 theo bản khắc cũ của Vương Thiên Trí với nguồn tư liệu gốc của Tuệ Tĩnh, được coi là xưa nhất.
Để thừa kế y học cổ truyền và kết hợp với y học hiện đại theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, bản dịch bộ sách này đã được xuất bản năm 1960 và tái bản nãm 1972, trong thời gian kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhằm phục vụ kịp thời việc tham khảo, nghiên cứu. Nhưng vì thiếu sự khảo chứng văn bản, một số bạn đọc thắc mắc về các nguyên bản không có tên tác giả là Tuệ Tĩnh và hoàỉ nghi về thời điểm xuất hiện bản gốc của tác phẩm do nội dung có nhiều phương thuốc đời sau thêm vào mỗi lần khác lại bản in. Để làm sáng tỏ vấn đề này, Lương y Lê Trằn Đức chuyên gia lịch sử y học dân tộc ở Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã khảo chứng văn bản: đối chiếu nội dung của 12 bản chữ Hán hiện còn, đối chiếu các phương thuốc, vị thuốc ở Nam dược thần hiệu với Nam dược quốc ngữ phủ, Trực giải chỉ nam dược tính phú cùng Dược tính phú ở Thập tam phương gia giảm, thấy có sự phù hợp và liên quan với nhau, nên xác nhận là Nam dược thần hiệu có nguồn tư liệu gốc của Tuệ Tĩnh về thế kỷ XIV. Các bài Tư liệu về nhân vật lịch sử của Tuệ Tĩnh: Khảo chứng văn bàn, so sánh từ ngữ chữ nôm, đối chiếu Nam dược thần hiệu, Nam dược quốc ngữ phú với các bản thảo Trung dược các đời, của các tác giả Mai Hồng, Phó Đức Thảo, Lê Trần Đức, Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Thiện Quyến, đăng ở Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1 (272) ngày 1-11-1994 trang 62-74, đã chứng tỏ các tác phẩm của Tuệ Tĩnh nói chung và nguồn gốc của Nam dược thần hiệu nói riêng đều thuộc về cuối đời Trần.
Nay in lại lần thứ tư bộ Nam dược thần hiệu, ngoài việc sửa chữa, bổ sung những thiếu sót, chúng tôi có kèm theo hình vẽ một sổ cây thuốc phát hiện thêm qua nội dung của tác phẩm và phụ lục thêm một số tư liệu lịch sử để phục vụ việc nghiên cứu vê sinh thời của tác giả.