Chẩn đoán Y học cổ truyền là quá trình thăm khám cơ thể người bệnh nhằm mục đích tìm ra bệnh lý. Dựa trên những học thuyết cơ bản của Y học cổ truyền, chẩn đoán học cung cấp cho người học khả năng nắm bắt bao quát, tư duy trừu tượng, quy nạp và
diễn dịch hệ thống, so sánh loại suy các khái niệm nhằm rút ra được nguyên lý cân thiêt cho quá trình thăm khám người bệnh. Đây là môn học đóng vai trò cầu nối từ lý luận cơ bản đến các chuyên ngành lâm sàng Y học cổ truyền, bao gồm việc thăm khám kiêm tra các triệu chứng, phân tích các rối loạn trong cơ thể, từ đó hiểu được các cơ chê bệnh
sinh, điều trị và tiên lưọTig bệnh tật. Nội dung giáo trình gồm:
– Chương 1: Tổng quan, nhằm mục đích giới thiệu đại cương về chân đoán học Y học cổ truyền, giới thiệu các phương pháp, cơ sở lý luận và các nguyên tắc chung trong
chẩn đoán Y học cô truyền.
– Chương 2: Vọng chân, gôm 5 bài cung câp cho người học các phương pháp chân
đoán bằng cách nhìn: Vọng toàn thân (chú trọng nhìn tổng thể thần, sắc, hình dáng, động thái), Vọng từng bộ phận (chú trọng nhìn ngũ quan, ngũ thể), Vọng chỉ văn (nhìn mạch máu ở ngón tay trẻ em), Vọng chất tiết (đàm, chất nhầy mùi, mồ hôi, phàn, nước
tiều), Thiệt chẩn (tập trung vào việc xem lười).
– Chương 3: Vãn chân, gồm 1 bài nhằm mục đích giới thiệu kỹ năng nghe (lòi nói,
hơi thở, tiếng ho, ợ, nấc..) và ngửi (mùi cơ thể, mùi chất tiết…).
– Chương 4: Van chân: gồm 11 bài, mỗi bài sẽ đề cập về phương pháp hỏi bệnh dựa
trên Thập vấn (hàn nhiệt, mồ hôi, đau, đầu thân, hung phúc, tai, mắt, ẩm thực, đại tiện, giấc ngủ), trong đó có 2 bài tập trung hỏi về triệu chứng trẻ em và phụ nừ (kinh nguyệt, đới).
– Chương 5: Thiết chẩn: gồm 2 bài, mạch chẩn (chú trọng phương pháp bất mạch và phân biệt 28 loại mạch) và xúc chẩn (chú trọng sờ, ấn trên da, kinh lạc, chi, bụng, ngực).
– Chương 6: Biện chứng Y học cồ truyền là phần Đoán trong quy trình chẩn đoán Y học cô truyên. Sau khi thu thập các triệu chửng qua tứ chẩn (Chẩn), sẽ biện chứng các triệu chứng này để tìm ra các hội chứng bệnh.
Tất cả bài giảng đều có những điểm cần nhớ giúp tóm tắt hệ thống các nội dung quan trọng trong bài. Sau đó là phần câu hỏi tự ôn tập giúp người học có thề tiến hành tốt hơn việc tự học. Những bài giảng lý thuyết sẽ được minh họa trên thực hành lâm sàng trong thời gian thực tập.