Ghép tạng ngày nay đã trở thành phương pháp điều trị duy nhất để cứu sống người
bệnh ở một số bệnh lý nhờ những tiến bộ của khoa học với nhiều chuyên ngành khác
nhau. Khởi đầu của ghép tạng bắt đầu từ những ước ao, trăn trở của các bác sỹ trước
hoàn cảnh một số bệnh nhân vô phương cứu chữa và ghép tạng khi đó chưa được sự
cho phép của pháp luật (chưa coi ghép tạng là một phương pháp điều trị bệnh). Để
có thành công, quá trình ghép đòi hỏi phải thực hiện tốt 4 còng đoạn: chuẩn bị người
cho, chuẩn bị người nhận, chuẩn bị nhân lực kỹ thuật, theo dõi chăm sóc sau ghép.
Trong mỗi công đoạn nêu trên, đều phải có những quy định và quy trình để đảm
bảo tính hiệu quả, công khai và minh bạch. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, không thể
không có sự sắp xếp, tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát… hay còn gọi bằng danh từ
chung là điều phối ghép tạng. Tại mối cơ sở ghép, quá trình điều phối chủng cần thiết
để thống nhất giữa các nhóm tham gia ghép tạng. Khi có nhiều cơ sở ghép, việc điểu
phối lại càng cấp bách hơn bao giờ hết, nhất là khi có quá nhiều người bệnh cần ghép
tạng. Vì vậy, Trung tâm Điều phối ghép tạng ra đời là quy luật khách quan của tất cả
các quốc gia trên thế giới có các cơ sở y tế ghép tạng. Việt Nam chúng ta cũng không
nằm ngoài quy luật dó.
Cuốn sách nhỏ có tên “Điều phối ghép tạng” này còn nhiều nội dung chùa dược để
cập nhưng bước đầu đã nêu ra một số quy trình, quy định trong quá trình điều phối
ghép tạng, trên tinh thần đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Để hoàn thiện cuốn sách này, Chủ biên và nhóm soạn thảo dã phải thực hiện các công
việc: thành lập nhóm tham gia ghi nhận và viết quy trình; tìm hiểu mô hình điều phối
của các nước tiên tiến trên thế giới; tìm hiểu luật pháp quốc tế và Việt Nam; tổ chức
các hội thảo trao dồi; tham quan, học tập các cơ sở y tế ghép tạng nước ngoài; tiếp các
đoàn nước ngoài tới tham quan và trao đổi kinh nghiệm; xin ý kiến các chuyên gia
trong nước; khảo sát các cơ sở ghép tạng trong nước; tham khảo các công trình nghiên
cứu liên quan tới ghép tạng; rút kinh nghiệm các ca diêu phối ghép tạng đã thực hiện
tại Việt Nam.
Chúng tôi xin cảm ơn GS.TS. Nguyễn Quốc Kính đã tham gia viết bài về chuyên đề
“Hiến tạng sau chết tuần hoàn”, giúp chúng ta trong tương lai có thêm nguồn tạng hiến
mà các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang thực hiện rất tốt việc lấy tạng từ nguồn
hiến chết tuần hoàn.
Xin trân trọng giới thiệu tới độc giả cuốn sách và mong nhận được những ý kiến đóng
góp của quý vị