Một răng chính danh (bao gồm men, ngà, tủy răng) không thể thực hiện chức năng
nếu như mô nha chư đi kèm (gồm xê mãng, dây chằng nha chu, xương ổ răng và nướu)
không lành mạnh. Hai bệnh lý thường gặp nhất đối với răng miệng cũng chính là bệnh
sâu răng và bệnh nha chu.
Chính vì vậy, khối kiến thức về giải phẫu, sinh lý, bệnh lý và điều trị bệnh nha chu
là rất quan trọng trong chương trình đào tạo bác sĩ Răng Hàm Mặt bậc đại học lẫn sau
đại học. Hơn nữa, nhiều bằng chứng khoa học hiện nay chứng minh bệnh nha chu có
mối liên quan chặt chẽ với nhiều bệnh lý hoặc tình trạng toàn thân như bệnh dái tháo
đường, bệnh lý tim mạch, bệnh viêm khớp dạng thấp, hay tình trạng béo phì, tình trạng
thai nghén… càng nhấn mạnh nhu cầu kiêm soát tình trạng mô nha chu và điêu trị các
bệnh lý nha chu ở mức độ từng cá thể cũng như trong cộng đồng.
Trong bối cảnh này, việc tái bản và cập nhật giáo trình “Nha chu học tập 1” của
nhóm tác giả thuộc Bộ môn Nha chu, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh càng có
ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh các kiến thức cơ bản mà các phiên bản cũ đã cung cấp rất
chi tiết và giá trị, sách tái bản lần này đà có những cập nhật và bồ sung về phân loại
bệnh nha chu cũng như các bệnh toàn thân liên quan bệnh nha chu.
Một lần nừa, việc tái bản giáo trình “Nha chu học tập 1” là niềm tự hào của Khoa
Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Quyển giáo trình này nhẳc
chúng ta nhớ về các thế hệ lãnh đạo Bộ môn Nha chu: Thầy cố TS. Nguyễn Cần, Thầy
BSCKII. Trần Giao Hòa, Cô ThS. Hà Thị Bảo Đan, Cô TS. Nguyễn Bích Vân. Lần tái
bản này cũng có sự hiệu đính liên quan đến các nghiên cứu về bệnh nha chu và bệnh
toàn thân, mà chủ yếu do các giảng viên bộ môn Nha chu thực hiện tại Khoa Răng Hàm
Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây.
Mặc dù có nhiều cố gắng, tái bản lần thứ hai giáo trình “Nha chu học tập 1” vẫn
không thể tránh được những sai sót, rất mong được quý đồng nghiệp và bạn đọc góp ý
đến nhóm tác giả, để chúng tôi có điều kiện trao đổi và hiệu chỉnh.
Xin trân trọng cảm ơn !