Phải chăng y khoa lâm sàng đã chết?
Câu hỏi này thôi thúc tôi đặt bút viết lời giới thiệu cho quyển sách “Nội tiết học lâm sàng” dành cho sinh viên Y khoa năm thứ tư của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi vừa chập chững bước chân vào ngôi đền y khoa, tất cả chúng ta, những người đã quyết định chọn ngành Y như là trách nhiệm và nghĩa vụ phụng sự xã hội đều xem Hippocrates như vị thầy của mình. Hippocrates chính là người đã khai sinh ra nền Y học lâm sàng (clinical medicine) đầu tiên mà ngày nay tất cả chúng ta đều hành nghề dựa trên nền tảng nguyên lý đó. Trước thời Hippocrates, bệnh tật thường được liên kết với sự thiếu niềm tin vào tôn giáo, hay do sự trùng phạt của Thượng đế, hay do tà thuật. Vì lẽ đó, việc điều trị bệnh vào thời đó là đặc quyền của những thầy tế lễ và các vị chức sắc tôn giáo. Hippocrates đã minh định y khoa hoàn toàn không liên quan đến tôn giáo hay phép thuật. Trong thực hành y khoa, ông quan sát, ghi nhận và liên kết các triệu chứng của người bệnh, tử đó rút ra những kết luận hợp lý để điều trị. Hippocrates cũng đã nâng tầm y khoa lên mức “nghệ thuật” (the art of medicine).
Một hình ảnh khác mà chúng ta cũng thường thấy xuất hiện trong các biểu tượng của ngành y chính là con rắn. Con rắn tượng trưng cho sự khôn ngoan, thận trọng, tính cân bằng và khả năng suy đoán của người hành nghề y. Vậy thì thử hỏi sự khôn ngoan, tính thận trọng, tính cân bằng và khả năng suy đoán ấy đến từ đâu? Từ sự học hỏi, khả năng rèn luyện, tỉnh khiêm tốn của người bác sĩ. Từ cách tiếp cận người bệnh, hỏi bệnh sử, tiền sử, tim ra những triệu chứng lâm sàng có giá trị dù cho dương tinh hay âm tính.
Mùa xuân năm 1990, bác sĩ Gordon Guryatt đưa ra khái niệm về “y học dựa trên bằng chứng” (evidence-based medicine). Khái niệm này mô tả một phương pháp mới trong thực hành y khoa lâm sàng. Người bác sĩ sẽ phải vận dụng một cách khôn ngoan những kỹ năng lâm sảng, sự thận trọng trong việc đánh giá những triệu chứng ấy để chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị. Không dừng lại ở đó, người bác sĩ cũng sẽ phải đưa ra những xét nghiệm cận lâm sàng quan trọng và cần thiết để xác định chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Tất cả quá trình này đều dựa trên bằng chứng từ các nghiên cứu có giá trị học thuật cao nhất. Sự tiến bộ vượt bậc của những phương tiện chẩn đoán hình ảnh tân tiến, các xét nghiệm cận lâm sàng với độ chuẩn xác cao, các kỹ thuật giải trình tự gen trong sinh học phân tử… đã nâng cao khả năng chẩn đoán của người bác sĩ. Y học dựa trên bằng chứng sẽ giúp người bác sĩ tiến gần hơn với sự thật, tránh sự tự mãn trong chẩn đoán và điều trị chỉ đơn thuần dựa vào ý kiến cá nhân hay chủ nghĩa kinh nghiệm.
Thế nhưng…
Chúng ta không thể làm tốt công việc của người bác sĩ bằng cách cho thật nhiều xét nghiệm cận lâm sàng để khỏa lấp cho sự kém cỏi về triệu chứng học của mình. Chúng ta cũng không thể viện dẫn lý do bị áp lực hay không có đủ thời gian khám bệnh để bảo chữa cho việc dùng thật nhiều xét nghiệm cận lâm sàng không cần thiết thậm chí đắt tiền để hạn chế những khiếm khuyết về kỹ năng lâm sảng của mình. Chiếc là bản chỉ có thể giúp người thủy thủ tìm hướng đi để đến mục tiêu đã định sẵn. Chiếc la bản không thể giúp người thủy thủ tìm hướng đi đến một mục tiêu vô định.
Ba mươi lăm năm trước, tôi cũng là một sinh viên y khoa bỡ ngỡ bước vào trưởng. Tôi may mắn được các Thầy Cô chỉ dạy các kỹ năng khám lâm sàng một cách rất tận tình. Vào thời điểm đó, các phương tiện cận lâm sàng còn rất hạn chế; do đó không thể làm tốt công việc của người bác sĩ nếu không rèn giũa và hoàn thiện kỹ năng lâm sàng. Thời gian qua đi, sự bùng nổ của những kỹ thuật chẩn đoàn cận lâm sàng có vẻ làm lu mở vai trò của y khoa lâm sàng trong thực hành. Sự bùng nổ này cũng ít nhiều tạo nên một tâm lý sùng bái và dựa hẳn vào cận lâm sàng trong việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân. Chính vì vậy, để giúp các sinh viên năm thứ tư đang theo học chương trình đổi mới tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh phát triển khả năng lâm sàng để phát hiện các bệnh lý nội tiết thường gặp, Bộ môn Nội tiết đã biên soạn quyển sách “Nội tiết học lâm sàng”.
Quyển sách sẽ bao gồm những bài lý thuyết căn bản về nội tiết như đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý tuyến thượng thận. Bên cạnh đó, những bài đọc thêm về bệnh lý tuyến yên như bệnh to đầu chỉ, đái tháo nhạt cũng sẽ mang lại một cái nhìn tổng thể cho sinh viên năm thứ tư về những bệnh lý nội tiết hiếm gặp khác. Bệnh lý nội tiết là bệnh không chỉ ảnh hưởng đến một cơ quan vì các hormone ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Do đó, Bộ môn sẽ chú trọng nhiều vào triệu chứng lâm sàng với thật nhiều hình ảnh để làm cho nội tiết học thêm sinh động và dễ nhớ. Hy vọng những ai yêu y khoa lâm sàng sẽ yêu quyển sách này.
Phải chăng y khoa lâm sàng đã chết?
Không, y khoa lâm sàng không chết. Vai trò của y khoa lâm sàng chỉ giảm đi một chút nhưng vẫn là nền tảng cho mọi thực hành của người bác sĩ như khi nó được khai sinh ra cách đây hơn hai ngàn năm bởi Hippocrates
Một bình luận
Cuốn này thành viên pro mới tải được bạn nhé