Khuôn mặt là bộ phận thể hiện nét đặc trưng riêng của mỗi người
và là nơi bộc lộ nhất của cơ thể, chính vì thế cũng là bộ phận dễ bị
thương tổn do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, bòng,
viêm nhiễm… Trong đó, phần mềm vùng hàm mặt là tổ chức chịu ảnh
hương đầu tiên và trực tiếp của các tác nhân và với sự đa dạng về mức
độ và hình thái tổn thương, việc điều trị luôn đòi hỏi mức độ phục hồi
cao nhất về chức năng cũng như thẩm mỹ. Một trong những yếu tố gây
phức tạp trong điều trị tổn thương vùng hàm mặt là trên một diện tích
nhỏ nhưng lại có nhiều bộ phận quan trọng như mi mắt, cánh mũi, môi,
cung mày,…. các cấu trúc này rất dễ bị biến dạng khi chỉ thiếu một
lượng nhỏ tổ chức. Hơn thế, da vùng hàm mặt có độ dày khác nhau ở
các vùng và có khả năng thích ứng với môi trường ngoại cảnh cao…
nên việc tạo hình tổn khuyết phần mềm vùng hàm mặt luôn là một thách
thức với các phẫu thuật viên tạo hình.
Có nhiều phương pháp tạo hình các tổn khuyết phần mềm vùng
hàm mặt: khâu đóng trực tiếp, ghép da tự thân, ghép phức hợp, sử dụng
các vạt da tại chỗ và lân cận, các vạt da có chân nuôi từ xa tới hay các
vật tự do. Đối với các tổ khuyết vừa và nhỏ thì chất liệu tốt nhất chính
là tổ chức tại chỗ và lân cận. Yếu tố quyết định sự thành công khi sử
dụng chất liệu này là hạn chế được các nhược điểm: lộ sẹo đường rạch
lấy tổ chức tạo hình và góc xoay của vật bị hạn chế.
Vật đạo tổ chức dưới da là một vật ngẫu nhiên, sử dụng tổ chức tại
cho một cách linh hoạt để khắc phục những nhược điểm trên. Nó có thể
là một đảo da hoặc niêm mạc được di chuyển đến tổng khuyết chỉ dựa vào
cuống nuôi là tổ chức dưới da. Đặc biệt vùng hàm mặt có hệ thống mạch
phong phú hơn các vùng khác trên cơ thể nên khả năng cấp màu cho da
và tổ chức dưới da rất có ý nghĩa đối với vật ngẫu nhiên. Tuy nhiên, độ
dày và sự phân bố mạch máu của da và tổ chức dưới da ở mỗi vùng trên
mặt lại khác nhau. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về độ dày và
hệ thống mạng mạch da, dưới da ở các vùng khác nhau trên mặt nhưng ở
nước ta chưa có nghiên cứu nào cho thấy sự khác nhau này.
Chính vì lý do đó, sau nhiều năm nghiên cứu và kết hợp với các
nghiên cứu của các một số tác giả khác tôi biên soạn cuốn sách: SỬ
DỤNG VẠT DA DẠNG ĐẠO TRONG ĐIỀU TRỊ TÔN KHUYẾT
PHẦN MỀM VÙNG HAMMA. Cuốn sách trình bày các ưu – nhược
điểm của vật đảo dưới da vùng hàm mặt và từ để sử dụng vật đạo tổ
chức dưới da trong điều trị tổn khuyết phần mềm vùng hàm mặt.
Trong lần đầu xuất bản, nhóm tác giả đã cố gắng biên soạn rõ ràng,
dễ hiểu. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực chuyên sâu nên khó tránh khỏi các
thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ
đồng nghiệp và bạn đọc.
Tác giả